Thép mạ điện hay còn gọi là thép nhũ, sản phẩm được hình thành từ thép cán nguội. Thép mạ điện gồm có 2 loại đó là: nhũ xám (GA), nhũ xanh (EGI, GE)
Quy trình sản xuất chung thép mạ điện được tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu là thép cuộn cán nguội.
- Bước 2: Tẩy gỉ, làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ,… trên bề mặt nguyên liệu
- Bước 3: Ủ nhiệt
- Bước 4: Đưa thép cuộn cán nguội vào dung dịch điện phân với thành phần phủ mạ chính là kẽm. Công đoạn này giúp các ion kẽm trong dung dịch bám vào bề mặt thép và tạo ra lớp phủ bảo vệ.
- Bước 5: Đưa thép đã được mạ kẽm ra khỏi dung dịch và thụ động hóa bề mặt
- Bước 6: Băng mạ kẽm, kiểm tra thành phẩm, đóng gói và giao hàng.
Lớp mạ kẽm có độ trơ lớn với các tác nhân oxy hóa ngoài môi trường và hóa chất. Nhờ đó, thép cuộn mạ điện có khả năng chống ăn mòn tốt, đảm bảo tuổi thọ cho công trình.
Dưới đây là bảng thông số chung băng thép mạ điện:
Tiêu chí | Thông số |
Mác thép | SECC, SECD, SECE, SGCC, SGHC, A653, A792,… |
Tiêu chuẩn | JIS G3302, JIS 3313, ASTM A653/CQ, DX51Z/Q195/Q215/Q235,… |
Độ dày | 0.4 mm đến > 3.00 mm |
Khổ | 1.000 mm, 1.200 mm, 1.219 mm, 1.250 mm, khác ( từ 20mm đến 1600mm) |
Hình thức | Dạng cuộn |
Xuất xứ | Nhật Bản, Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc |
Thực tế có hai loại thép mạ điện đó là thép mạ điện nhũ xanh (EGI, GE) và thép mạ điện nhũ xám (GA). Mỗi loại có tiêu chuẩn và ứng dụng riêng. Cụ thể:
1.Thép mạ điện nhũ xanh Electro Galvanized Steel (EGI)
Là loại thép được sản xuất bằng công nghệ mạ điện từ thép cán nguội để tăng khả năng chống ăn mòn, tuy nhiên ít kẽm hơn thép nhũng nóng (GI). Lớp mạ rất phẳng, bề mặt sạch và duy trì các đặc tính cơ học của CR vì việc mạ kẽm được thực hiện ở nhiệt độ thấp. Đây là loại thép có màu xanh, có độ sáng bóng và đã được tráng một lớp chống dính (anti finger). Đặc biệt, khi quẹt tay lên bề mặt thép sẽ không để lại dấu vân tay. Thép cuộn nhũ xanh chống được sự bám bụi hoặc vết dầu mỡ, độ ẩm môi trường nên được ứng dụng rộng rãi trong các khung bao, đế đỡ bo mạch điện, công nghiệp và điện dân dụng
Đặc tính thương mại; JIS G3313 SECC, ứng dụng trong đồ nội thất, vỏ CPU máy tính, đồ điện tử, thiết bị điện
Đặc tính dập thông thường: JIS G3313 SECD, ứng dụng trong nghành Ô tô
Đặc tính dập sâu: JIS G3313 SECE, ứng dụng trong ngành Ô tô
Thép nhũ xanh ứng dụng trong sản xuất các thùng, khung bao, đế đỡ các bo mạch điện, điện tử dân dụng và công nghiệp.
– Ưu và nhược điểm của thép mạ điện nhũ xanh: chịu được độ ẩm, các vết dơ, dầu mỡ, bụi bẩn tác động từ môi trường ngoài. Sản phẩm có màu xanh, có độ bóng sáng,bề mặt thép sạch, có lớp mạ phẳng. Đặc biệt khi dùng tay quẹt lên bề mặt thì không để lại dấu tay trên sản phẩm
2. Thép mạ điện nhũ xám. Galvannealed Steel Sheet (GA)
Là loại thép có màu xám tro, không phản sáng và không được phủ lớp chống dính. Lớp mạ kẽm có độ dày dao động trong khoảng 0.30 – 4.50mm. Thép mạ điện nhũ xám phù hợp cho các chi tiết cần sơn phủ lại sau khi hoàn thành. Thép nhũ xám được sản xuất bằng phương pháp làm nóng lần hai các lớp mạ để phủ kẽm và vật liệu kim loại lên bề mặt. Nhìn bằng mắt thường sản phẩm có màu xám tro (không phủ dầu) hoặc xám đen (có phủ dầu) không phản ánh sáng.
Mác thép thông thường: SGCC, SGHC, A653, A792,… Tiêu chuẩn: JIS G3302, ASTM A653/CQ, DX51Z/Q195/Q215/Q235,…
Độ dài: từ 0.4mm -> 3.00mm Khổ: 1.000mm, 1.200mm, 1.219mm, 1.250mm, khác (từ 20mm -> 1600mm)
Thép nhũ xám ứng dụng cho các chi tiết cần sơn phủ sau khi tạo hình hoàn chỉnh, dùng trong ngành công nghiệp ô tô , tủ điện…
– Ưu và nhược điểm của thép mạ điện nhũ xám: khả năng chịu sự ăn mòn của môi trường rất cao vì khả năng chống ô xi hóa rất cao, độ bám dính tốt. Sản phẩm có màu xám tro (không phủ dầu), hoặc xám đen (có phủ dầu), , không phản sáng (khác với thép cán nóng đã ngâm tẩy rỉ (PO) cho một độ phản sáng nhất định).