Tính chất hóa học và cơ học của mác thép SS400 và CT3

Tính chất hóa học và cơ học của mác thép SS400 và CT3

1/ Khái quát về 2 sản phẩm thép SS400 và CT3

CT3 là một trong những mác thép có ứng dụng rộng rãi trong đa số các ngành công nghiệp, các ứng dụng của chúng đều được xem là những vật liệu không thể thiếu trong sản xuất,.. Người ta cũng tìm ra một mác thép CT3 tương đương, đó là sản phẩm SS400, chúng có cấu tạo, đặc điểm cơ học gần giống với sản phẩm CT3 , tuy nhiên đặc điểm hay ứng dụng của nó như thế nào, có thể dùng thay  thế hoàn toàn cho sản phẩm CT3 được không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này

2/ Đặc điểm cơ học của sản phẩm SS400 và CT3

Đặc điểm cơ học SS400 CT3
Độ bền kéo (MPa) 400-510  373 – 481
Độ bền kéo đứt (N/mm²) 373 ~ 690
Độ bền chảy (MPa) phụ thuộc vào độ dày của chúng Độ dày < 16mm – 245 Độ dày < 20mm ~ 245
Độ dày từ 16 – 40mm ~ 235 Độ dày từ 20mm – 40mm ~ 235
Độ dày > 40mm ~ 215 Độ dày từ 40mm – 100mm ~ 226
Độ dày > 100mm ~ 216
Độ dãn dài tương đối (denta5) % theo độ dày của sản phẩm Độ dày < 25mm ~ 20% Độ dày < 20mm ~ 26%
Độ dày từ 25mm trở lên ~ 24% Độ dày 20 – 40mm ~ 25%
Độ dày > 40mm ~ 23%

3/ Thành phần hóa học của sản phẩm SS400 và CT3

Thành phần hóa học SS400 CT3
Carbon (%) 0,11 – 0,18 0,14 – 0,22
Mangan (%) 0,4 – 0,6 0,4 – 0,6
Silic (%) 0,12 – 0,17 0,12 – 0,3
Lưu huỳnh (%) ≤ 0,03 ≤ 0,05
Phốt pho (%) ≤ 0,02 ≤ 0,04
Nilen (%) 0,03
Crom (%) 0,02

 

Các thành phần, phần trăm của nguyên tố hóa học  đặc biệt là Cacbon ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tính chất của sản phẩm. Hàm lượng cacbon tỉ lệ thuận với độ cứng và độ bền của sản phẩm. Tuy nhiên hàm lượng cacbon cao quá lại làm giảm tính dễ uốn và tính hàn của sản phẩm. Với hàm lượng các bon thấp  (%C ≤ 0,25%) sản phấm sẽ có tính chất dẻo, dai nhưng có độ bền và độ cứng thấp.

4/ So sánh thép SS400 và CT3

Xét về thành phần hóa học của sản phẩm, chúng ta đều biết hàm lượng cacbon của chúng ảnh hưởng trực tiếp lên những đặc tính của chúng, %C  tỉ lệ thuận với độ bền, cứng của sản phẩm và ngược lại tỉ lệ nghịch với độ dẻo dai của sản phẩm. Cả 2 dòng thép trên đều có hàm lượng cacbon thấp hơn 0,25% vì vậy có thể nói đặc điểm của chúng thiên về khả năng uốn dẻo, dễ gia công hơn là khả năng chịu lưc hay bền bỉ

Từ những đặc điểm hay thông số kỹ thuật nói trên, chúng ta có thể rút ra kết luận  CT3 và SS400 là 2 mác thép tương đương nhau, có thành phần cấu tạo gần giống nhau dẫn đến những đặc tính của chúng cũng tương đương nhau và có thể sử dụng thay thế cho nhau.

5/ Ứng dụng của từng loại sản phẩm

Tuy nhiên, quan sát kỹ hơn một tí ta sẽ thấy thành phân hóa học cấu tạo nên 2 sản phẩm vẫn  có sự chênh lệch nhau. Cụ thể vì hàm lượng cacbon có trong CT3 cao hơn sản phẩm SS400 nên dẻo dai của chúng cũng sẽ cao hơn. Thay vào đó, nếu xét về độ cứng, độ bền hay chịu tải thì SS400 là sản phẩm có ưu thế hơn, Vậy nên mặc dù có thể  sử dụng thay thế cho nhau nhưng chúng vẫn có được ứng dụng vào những lĩnh vực đặc thù khác nhau để phụ hợp với thế mạnh của từng loại

Ứng dụng của CT3:

–  Ứng dụng trong cơ khí chế tạo: Dùng chế tạo các chi tiết máy, các chi tiết chịu tải trọng bền kém như: đinh ốc, bulong, trục, bánh răng; các chi tiết máy qua rèn dập nóng; chi tiết chuyển động hay bánh răng, trục pitton; các chi tiết chịu mài mòn, chịu độ va đập cao, trục cán, …

–  Khuôn mẫu: Chế tạo trục dẫn hướng, Vỏ khuôn, bulong, Ốc, Vít …

–  Ứng dụng trong xây dựng, trang trí: Cổng, hàng rao, trang trí…

Ứng dụng của SS400:

–  Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô, xây dựng cầu đường, cầu cảng, chế tạo máy móc, chế tạo tàu thuyền, bồn bể xăng dầu,…

–  Sử dụng trong ngành kiến trúc xây dựng và rất nhiều những ứng dụng khác.